Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Visa du học Nhật Bản

Thủ tục xin Visa du học Nhật Bản

Xin visa du học
Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất (Số điện thoại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ tư pháp Nhật: 03-3580-4111).

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
(1) Hộ chiếu
(2) Tờ khai xin cấp Visa (1 tờ)
(3) 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
(4) Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật
(5) Tài liệu xác nhận chính xác bản thân (01 bản)
+ Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học
+ Trường hợp đi tu nghiệp: Giấy tiếp nhận tu nghiệp...
Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.
Thời gian làm việc của bộ phận cấp Visa
(1) Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi sáng : từ 8h30 đến 11h30
(2) Thời gian trả kết quả Visa: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi chiều : từ 1h30 đến 4h45
Thời gian cần thiết
5 ngày kể từ ngày nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày)
Ví dụ: Nộp đơn xin cấp Visa sáng thứ Hai tuần này, trả kết quả vào chiều thứ Hai tuần tiếp theo.
Lệ phí
- Visa hiệu lực 1 lần: 570.000 VNĐ
- Visa hiệu lực nhiều lần: 1.130.000 VNĐ
Tiêu chuẩn cơ bản theo quy định về việc cấp visa
Theo quy định, nếu người xin cấp visa thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:
-  Người xin visa được xác nhận chính xác là có hộ chiếu còn hạn sử dụng, có quyền và tư cách được trở về nước mình hoặc tái nhập lại nước người đó đang lưu trú.
-   Hồ sơ xuất trình xin visa phải đầy đủ hợp lệ.
-   Hoạt động dự định của người xin visa tại Nhật hoặc thân phận, vị trí và thời hạn
lưu trú của người xin visa phải phù hợp với tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú được
quy định tại Luật quản lý xuất nhập cảnh và tị nạn.

Thông tin liên hệ với Lãnh sự Quán hay Tổng lãnh sự Quán Nhật Bản:
+ Đại sứ quán tại Hà Nội
Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
+ Tổng lãnh quán tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 13 - 17 Nguyễn Huệ - Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang web đại sứ quán Nhật: http://www.vn.emb-japan.go.jp/




Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Tìm Hiểu Thông Tin Du Học Nhật Bản

Du học Nhật - Những thông tin bổ ích

Thủ tục sang Nhật để dự thi
Nếu bạn sang Nhật để dự thi thì cần giấy báo dự thi của trường bạn mang giấy đó đến Đại sứ quán hay Tổng lãnh sự quán để xin Visa “cư trú ngắn hạn”. Thời gian cư trú là 15 ngày, 30 ngày hoặc 90 ngày, trong khoảng thời gian này hoàn tất thủ tục nhập học với trường. Bạn có thể làm thủ tục đề nghị đổi Visa và được cấp lại giấy chứng nhận tư cách lưu trú mới phù hợp.

Bảo lãnh nhập cảnh
Năm 1996 đã bỏ điều luật quy định nhập cảnh phải có người bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu du học sinh không có đủ khả năng trang trải toàn bộ chi phí, du học sinh vẫn cần người đứng ra nhận tài trợ trong thời gian du học Nhật Bản. Du học sinh cũng cần có người bảo lãnh để nhập học.

Đăng ký ngoại kiều
Người nước ngoài có ý định cư trú tại Nhật trên 90 ngày, thì trong vòng 90 ngày sau khi nhập cảnh vào Nhật sẽ phải xin cấp thẻ đăng ký ngoại kiều.
Thủ tục đăng ký:
Điền vào tờ “Xin cấp thẻ đăng ký ngoại kiều”, nộp kèm theo hộ chiếu và 2 ảnh cho chính quyền địa phương nơi mình cư trú. Về nguyên tắc người đó phải đích thân đi nộp.
Mang thẻ theo người, nghĩa vụ nộp lại
Đúng ngày hẹn phải đến nhận “Thẻ đăng ký ngoại kiều”. Sau khi bạn làm đơn xin cấp thẻ đăng ký ngoại kiều, bạn phải đến nhận thẻ theo thời hạn quy định trong thông báo. Bạn phải luôn mang thẻ theo người và phải xuất trình thẻ khi được cảnh sát, cán bộ cửa khẩu … yêu cầu. Ngoại trừ trường hợp được phép tái nhập cảnh., khi rời Nhật bản bạn phải có nghĩa vụ trả lại thẻ cho cán bộ cửa khẩu tại sân bay.

Giấy chứng nhận tư cách làm thêm
Theo học các trường của Nhật, du học sinh có Visa với tư cách “Du học” hay “Đi học” cũng không được chấp nhận đi làm thêm. Nếu muốn đi làm thêm, du học sinh phải xin giấy đồng ý của trường đang theo học, và mang giấy đó đến Cục quản lý nhập cảnh xin “Giấy chứng nhận tư cách làm thêm”. Những sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Cao học, trường Dạy nghề đang tìm việc và có Visa “Cư trú ngắn hạn” cũng có thể xin giấy chứng nhận tư cách làm thêm.

Thủ tục về nước tạm thời
Người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản muốn tạm thời về nước hoặc đi ra nước ngoài một thời gian sau đó quay lại Nhật với tư cách cư trú hiện có, phải xin giấy phép tái nhập cảnh tại Cục nhập cảnh địa phương trước khi rời Nhật Bản. Nên chú ý, nếu không xin giấy phép trước khi rời Nhật bản, bạn sẽ không thể xin lại Visa ở nước ngoài.

Gia hạn thời gian cư trú
Muốn lưu lại Nhật Bản quá thời gian cho phép khi nhập cảnh, phải làm thủ tục gia hạn tại Cục quản lý nhập cảnh tại địa phương đang cư trú (thông thường Cục nhập cảnh nhận đơn gia hạn trước 2 tháng). Nếu cư trú bất hợp pháp, sẽ bị phạt hoặc trục xuất về nước.

Thay đổi tư cách lưu trú
Nếu muốn tham gia hoạt động khác ngoài hoạt động quy định mà được phép hoạt động, phải được Cục quản lý nhập cảnh tại địa phương đang cư trú cho phép đổi sang tư cách tạm trú khác.
Nếu không được phép mà cứ tiến hành tham gia hoạt động khác ngoài tư cách cư trú được phép hoạt động, sẽ bị phạt và trục xuất về nước.

Hủy bỏ tư cách lưu trú
Từ ngày 2 tháng 12 năm 2004, có chế độ hủy bỏ tư cách lưu trú. Nếu người làm thủ tục xin Visa khai sai lý lịch cá nhân và nộp giấy tờ giả mạo thì sẽ bị hủy bỏ tư cách lưu trú.
Sau khi được cấp tư cách lưu trú, trong vòng 3 tháng mà không vào Nhật thì tư cách lưu trú sẽ bị hủy bỏ.(trừ những trường hợp có lý do chính đáng)



Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Du Học Vừa Học Vừa Làm tại Nhật Bản

Du học Nhật Bản vừa học vừa làm

VIỆC LÀM
Việc làm khi còn học:
Sau khi nhập học tại trường nếu học sinh muốn đi làm thêm trong thời gian học, nhà trường sẽ giới thiệu việc làm cho học sinh để có thu nhập trang trải cuộc sống cho những năm tiếp theo.

Thời gian học và thu nhập:

Thời gian học:
-    Một ngày bạn học tại trường từ 3 đến 3,5 giờ/ngày
-    Học từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, thứ 7 và chủ nhật được nghỉ. Ngoài ra, bạn được nghỉ các ngày lễ truyền thống và nghỉ theo mùa, (thời gian nghỉ theo mùa rất dài như mùa Đông có thể nghỉ hơn 1 tháng và các mùa khác)

Thời gian làm:
-    Ngoài thời gian học ra học sinh được phép đi làm từ 4 đến 8 giờ trong ngày.
-    Thu nhập được tính theo giờ

Thu nhập từ 800 yên đến 1500 yên/1giờ, tỷ giá 1 yên = 270 VNĐ, như vậy thu nhập tương đương từ 216,000 đồng đến 405,000 đồng/ giờ.

Tôi lấy ví dụ thu nhập thấp nhất là 800 yên/1giờ, nếu bạn làm 4, 5, 6, hay 7 giờ/ ngày, bạn xem thu nhập trong 1 tháng được bao nhiêu tiền nhé!

    4 giờ x 30 ngày = 120 giờ x 800 yên/giờ =  96,000 yên ~ 26,000,000 đồng/ tháng
    5 giờ x 30 ngày = 150 giờ x 800yên/giờ = 120,000 yên ~ 32,000,000 đồng/ tháng
    6 giờ x 30 ngày = 180 giờ x 800yên/giờ = 144,000 yên ~ 38,000,000 đồng/ tháng
    7 giờ x 30 ngày = 210 giờ x 800yên/giờ = 168,000 yên ~ 45,000,000 đồng/ tháng

Việc làm khi ra trường:
Theo thông báo từ website: http://vi.wikipedia.org năm 2012, tổng thu nhập bình quân GDP của người dân Nhật là 47,244 USD/ năm, xấp xỉ gần 1 tỷ đồng Việt Nam. Như vậy, cứ mỗi người dân Nhật thu Nhập 1 tháng là 3,937 USD tương đương hơn 80 triệu đồng Việt Nam 1 tháng.
-    Đối với những bạn đi “Xuất Khẩu Lao Động” sang Nhật theo diện phổ thông thu nhập cũng từ 25 triệu đến 30 triệu/ tháng.
-    Đối với những bạn đi “Xuất Khẩu Lao Động” sang Nhật thu nhập theo diện kỹ sư thu nhập từ 40 triệu đến 50 triệu/ tháng.

Bạn là người đi học sau khi bạn ra trường có bằng cấp, làm việc với thu nhập cũng tương đương với người Nhật từ 3000 USD đến 4000 USD/ tháng, thời gian làm việc của bạn tại Nhật không giới hạn. Như vậy, đây là cơ hội để bạn học hỏi nhiều kiến thức thực tiễn chuyên nghiệp và thu nhập tốt khi làm việc tại Nhật.

Sau khi ra trường, nếu bạn không làm việc ở Nhật mà về Việt Nam làm với thu nhập từ 25 đến 40 triệu/ tháng. Hiện nay, các doanh nghiệp của Nhật Bản họ đầu tư làm ăn tại Việt Nam ngày càng nhiều.

Vì sao họ phải đầu tư vàoViệt Nam?
Hiện nay các doanh nghiệp của Nhật tại Việt Nam, họ chỉ trả lương cho công nhân lao động phổ thông của Việt Nam từ 5 triệu đến 6 triệu đồng/ tháng. Nếu doanh nghiệp của họ tại Nhật thì họ phải trả theo thu nhập và chế độ của người Nhật tính ra tiền Việt từ 60 triệu đến 70 triệu/ tháng. Đối với công nhân lao động thì người Việt Nam với người Nhật vẫn làm năng xuất như nhau.

So sánh mức lương như trên nên việc đầu tư vào Việt Nam là điều đương nhiên.

Để vào các doanh nghiệp của Nhật có thu nhập từ 25 đến 40 triệu đồng/ tháng là họ yêu tiên những người đã từng sống học tập và làm việc tại Nhật mới đưa vào lĩnh vực chủ chốt. Nên việc họ trả lương cho bạn 25 triệu hay 40 triệu vẫn thấp hơn rất nhiều với người Nhật.

SO SÁNH BẰNG CẤP VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN:

Bằng cấp tại Việt Nam:
Hiện nay, Việt Nam chưa có trường Cao Đẳng, Đại Học hay Cao Học nào được thế giới công nhận, có chất lượng đào tạo sánh ngang tầm với các nước tiên tiến. Không những vậy mà chính các thầy giáo đang giảng dạy tại các trường Cao Đẳng, Đại Học hay Cao Học cũng phải thừa nhận điều đó.

Do đâu mà nền giáo dục của chúng ta chưa phát triển?
-    Vì chương trình đào tạo của chúng ta không đổi mới theo tiến độ xã hội.
-    Vì không áp dụng vào thực tế để người học nắm bắt khi học lý thuyết lẫn thực hành.
-    Giáo viên chưa đủ kinh nghiệm truyền đạt.
-    Thiết bị khoa học còn thô sơ.
-    Đào tạo theo kiểu qua loa, mang tính chất kinh doanh, chưa quan tâm đến chất lượng giáo dục ….

Qua tìm hiểu như trên cho ta thấy, bằng cấp Việt Nam còn quá xa vời với các nước phát triển như Nhật Bản là điều đương nhiên.

Nhiều bạn sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp tại các trường học Nghề, Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học hay Cao Học đi chăn nữa, việc khổ đầu tiên là tìm việc làm. Không ít sinh viên sau khi ra trường lại đổi nghề vì không tìm được việc như mong muốn.

Bằng cấp tại Nhật Bản:
Hiện nay, Nhật Bản được thế giới công nhận là nước có nền giáo dục đào tạo tiên tiến, bằng cấp có giá trị trên toàn thế giới.
Nếu sinh viên của Nhật sau khi ra trường tại các trường dạy Nghề, Cao Đẳng, Đại Học hay Cao Học đều được phép làm việc tại bất kỳ quốc gia nào và được ưu tiên hưởng chế độ, phúc lợi xã hội.

Chi phí đầu tư học tập:
    Đối với sinh viên học tại các trường Cao Đẳng hay Đại Học tại Việt Nam, gia đình cũng phải tốn từ 200 triệu đến 300 triệu cho chi phí ăn học và chi phí, học phí của trường từ 3 đến 5 năm.
    Cũng chi phí này nếu học tại Nhật thì gia đình chỉ cần đóng học phí và chi phí của năm học đầu tiên là được, còn những năm tiếp theo học sinh sẽ vừa đi học vừa đi làm chi trả toàn bộ chi phí ăn, ở và học phí cho những năm tiếp theo, thu nhập như trên mà không phải phụ thuộc vào tài chính của gia đình. Ngoài ra, bạn được nhận bằng cấp có giá trị khi áp dụng vào công việc, được phép ở lại làm việc tại Nhật thời gian không giới hạn và có tiềm năng phát triển tương lai.




Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Tin liên quan:
Tin cũ hơn:

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Hồ sơ du học Nhật Bản

Hướng dẫn đăng ký du học Nhật Bản



ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
        Tốt nghiệp THPT trở lên
         Có chứng chỉ tiếng Nhật tương đương N5 trở lên

CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT
1.   Giấy khai sinh (1 bản sao gốc)
2.   Bằng THPT hoặc Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có'' (1 bản sao + gốc)
3.   Học bạ THPT hoặc bảng điểm Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có" (1 bản sao + gốc)
4.   Chứng nhận tiếng Nhật "nếu có" (1 bản sao + gốc)
5.   Hộ chiếu (1 bản sao + gốc)
6.   Chứng minh nhân dân (1 bản sao)
7.   Sổ hộ khẩu (1 bản sao)
8.   Sổ quyền sử dụng đất  (1 bản sao)
9.  Giấy khám sức khỏe (1 bản gốc)
10.  8 ảnh (3x4) và 8 ảnh (4x6) (mới chụp)
11. Chứng minh nhân dân của Bố và Mẹ (1 bản sao)
12.  Nếu là Tu Nghiệp Sinh “TNS” phải nộp (Hộ chiếu, chứng nhận “TNS”, Sơ yếu lý lịch, Hợp đồng “TNS”)
Nếu hồ sơ du học sinh không đáp ứng được 1 trong các thủ tục như trên, hãy liên hệ với Công ty chúng tôi để được trợ giúp.

THỨ TỰ VÀ CÁC BƯỚC LÀM HỒ SƠ DU HỌC
Bước 1: Gửi tin nhắn đăng ký du học Nhật Bản vào email Công ty Hiền Quang tại đây.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo danh sách CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT ở phía trên gửi cho Công ty Hiền Quang, trường sẽ hẹn thời gian phỏng vấn theo lịch trình.

Bước 3: Chọn kỳ nhập học
Các kỳ nhập học gồm: Tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm
Thời hạn nộp hồ sơ của các đợt nhập học thường sẽ trước từ 4 đến 6 tháng.

Lưu ý:
Ngày nộp hồ sơ lên cục xuất nhập cảnh mỗi năm sẽ khác nhau nhưng chênh lệch so với thời gian kể trên không đáng kể, bạn vui lòng liên lạc với Công ty Hiền Quang để biết hạn nộp hồ sơ chính xác.
Bước 4: Tiến hành học tiếng Nhật và thi lấy chứng chỉ, các kỳ thi có thể tham gia bao gồm NAT-TEST, JLPT, GNK, TOPJ, gửi số báo danh cho trường, với những bạn đã có chứng chỉ Nhật ngữ thì nộp bản sao công chứng chứng chỉ năng lực Nhật ngữ đó.
Đối với những bạn đang học tiếng Nhật nhưng chưa thi đạt chứng chỉ trên, cũng được phép đi du học theo một số trường chỉ định.
Bước 5: Chờ kết quả “COE”, tiếp đến học sinh sẽ nộp học phí cho nhà trường theo thông tin trên giấy tờ nhập học nhà trường gửi về theo đường bưu điện.

THỜI GIAN TRẢ KẾT QUẢ COE
KỲ NHẬP HỌC              THỜI GIAN CÓ KẾT QUẢ COE
Tháng 1                         Chậm nhất 30 tháng 11 năm trước
Tháng 4                         Chậm nhất 30 tháng 2
Tháng 7                         Chậm nhất 30 tháng 5
Tháng 10                       Chậm nhất 30 tháng 8
Bước 6: Sau khi nhà trường xác nhận về việc chuyển khoản học phí dựa trên giấy tờ chuyển khoản của ngân hàng hoặc sau khi tiền học phí đã vào tài khoản của nhà trường tại Nhật thì nhà trường sẽ gủi “COE” bản gốc về, Công Ty Hiền Quang tiến hành hướng dẫn du học sinh xin visa tại Đại sứ quán Nhật Bản.

Bước 7: Học sinh đem hồ sơ lên Đại sứ quán Nhật Bản nộp.

HỒ SƠ XIN VISA GỒM CÁC GIẤY TỜ SAU:
                 •    Hộ chiếu
                 •    3 ảnh 4,5 x 4,5 ( Nền trắng )
                 •    Tờ khai xin Visa của Đại sứ quán
                 •    Giấy báo nhập học
                 •    COE

LỊCH TRẢ KẾT QUẢ VISA
Thời gian trả Visa thông thường mất 1 tuần, nếu nộp sáng thứ 2 tuần này thì chiều thứ 2 tuần sau sẽ nhận được kết quả. Cụ thể sẽ được thể hiện trên giấy hẹn lấy kết quả Visa mà học sinh nhận được từ Đại sứ quán.

Nhận hồ sơ: Buổi sáng các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6
Trả kết quả Visa: Buổi chiều các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6
Bước 8: Sau khi nhận được Visa từ Đại sứ quán, du học sinh mua vé máy bay và thông báo cho Công Ty Hiền Quang biết báo lại với nhà trường ngày giờ đến Nhật, để nhà trường tiến hành sắp xếp người đi đón.
Lưu ý: Sử dụng Visa du học sinh để đặt vé máy bay sẽ được hỗ trợ về giá vé và khối lượng hành lý mang theo.




Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: